Sinh viên Dược ra trường có nên mở "Nhà Thuốc"? (Phần 1)

Mở nhà thuốc cần điếu kiện gì?
Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng

I. Mở nhà thuốc cần điều kiện gì?

  1. Thủ tục pháp lí

    - Dược sĩ phải có chứng chỉ hành nghề do Sở Y Tế cấp. Đối với sinh viên đại học Dược sau khi ra trường cần có thâm niên trên 2 năm trong lĩnh vực Dược sẽ được quyền xét cấp hoặc thi cấp chứng chỉ này.
    - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do UBND Quận/Huyện cấp đối với loại hình kinh doanh cá thể hoặc do UBND Tỉnh/Thành phố cấp với loại hình công ty.
    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ hoặc Sở Y Tế đến thẩm định và cấp tùy theo hình thức cơ sở kinh doanh.
    - Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc thực hành tốt GPP (Good Pharmacy Practice) do Sở Y Tế cấp.

  2. Yêu cầu chuyên môn

    - Đạo đức nghề nghiệp luôn đặt lên trên hết, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không đang bị xử lí kỉ luật liên quan đến chuyên môn Dược.
    - Có thâm niên thực hành tại một cơ sở hợp pháp theo thời gian quy định.
    - Có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.
    - Có bằng cấp chuyên môn phù hợp với hình thức kinh doanh
    - Ngoài ra, một số kĩ năng sau cũng rất cần thiết như: kĩ năng tư vấn, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng bán hàng, kĩ năng quản lí và chăm sóc khách hàng.

GPP là gì? Làm sao đạt chuẩn GPP?
Good Pharmacy Practice (GPP) - Thực hành tốt nhà thuốc

II. GPP là gì? Làm sao đạt chuẩn GPP?

  GPP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh "Good Pharmacy Practice" - Thực hành tốt nhà thuốc. Đây là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao với những yêu cầu pháp lí tối thiểu.

  Giấy tờ cần chuẩn bị theo tiêu chuẩn GPP

        1. Bản kê khai danh sách nhân sự.
      2. Bản kê khai danh sách trang thiết bị.
      3. Bản kê khai địa điểm.
      4. Bản sao chứng chỉ hành nghề do Sở Y Tế cấp.
      5. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
      6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
      7. Bằng cấp chuyên môn theo danh sách nhân sự.
      8. Danh mục S.O.P và kèm bộ S.O.P cơ bản    
      9. Chuẩn bị cơ sở vật chất: quầy kệ, máy điều hòa, máy tính,               máy in, nhiệt ẩm kế. bình cứu hỏa.
      10. Giấy chứng chỉ hành nghề.

Nên/Không nên mở Nhà Thuốc?
Mức thu nhập khủng từ "Kinh Doanh Dược Phẩm"

III. Nên/Không nên mở Nhà Thuốc?

  Kinh doanh nói chung và kinh doanh dược phẩm nói riêng luôn là hình thức siêu lợi nhuận, thu hút rất nhiều bạn trẻ đam mê khởi nghiệp và khát khao làm giàu. Cũng vì thế, tại các đô thị lớn hiện nay, các nhà thuốc tư nhân mọc lên như nấm. Điều này cũng gây ra không ít khó khăn và thách thức cho các bạn trẻ mới bước chân vào con đường này.
  Vì vậy, làm thế nào để xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc hiệu quả, ít rủi ro và dễ dàng thu lại lợi nhuận là vấn đề khá nhiều người còn băn khoăn mà chưa tìm ra được lời giải đáp.
  Sau đây là vài gợi ý có thể giúp ích cho những bạn đang quan tâm và muốn dấn thân vào con đường tuy nhiều chông gai nhưng cũng lắm quả ngọt này!

    1. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

  Điều này là bắt buộc nếu bạn muốn mở nhà thuốc. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh phải được Sở Y Tế Tỉnh/Thành phố cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc.
  Người quản lí phải có chuyên môn về Dược, bằng dược sĩ phải có thâm niên hành nghề theo thời gian quy định thì mới được phép kinh doanh.

    2. Địa điểm mở Nhà Thuốc

  Đây là một trong những mấu chốt quan trọng giúp nhà thuốc hoạt động hiệu quả. Bạn có thể mở nhà thuốc gần khu dân cư, mặt phố hoặc gần bệnh viện chẳng hạn, miễn sao phù hợp với chiến lược kinh doanh của bạn và mang lại hiệu quả doanh thu cao nhất!

    3. Trang thiết bị (quầy kệ, máy móc và các thứ cần thiết khác)

  Những vật dụng thiết yếu và không thể thiếu đối với một nhà thuốc đạt tiêu chuẩn. Đó là máy móc, thiết bị giúp bảo quản và duy trì độ ổn định của thuốc về lâu dài như máy điều hòa nhiệt độ, nhiệt ẩm kế. Ngoài ra, còn những vật liệu không thể tách rời như tủ quầy, khay đựng thuốc, túi đựng thuốc, cũng rất cần chuẩn bị thêm tủ hoặc ngăn tủ riêng để bảo quản những loại thuốc đặc biệt theo quy định.
  Cần lưu ý sắp xếp thuốc và các vật dụng y tế trong tủ quầy đảm bảo yêu cầu: dễ thấy, dễ lấy, tránh nhầm lẫn và được bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời nhằm đem lại sự tối ưu và an tâm nhất với những khách hàng đã đặt chân tới nhà thuốc của bạn.

    4. Nguồn hàng hóa (Thuốc men, vật dụng y tế) lấy từ đâu?

  Câu hỏi này chắc chắn không ít bạn mới bước chân vào lĩnh vực này thắc mắc và đang băn khoăn tự hỏi? Vậy, đây là câu trả lời cho bạn.
Có rất nhiều cách để bạn tìm ra nguồn hàng thuốc, vấn đề cốt yếu là giá thành thuốc nhập vào như thế nào? Bạn có thể tới chợ thuốc để nhập hoặc thông qua trình dược viên của các công ty để lấy hàng. Khi lấy hàng, bạn cần tìm hiểu xem cửa hàng nào cung cấp rẻ hơn để nhập được số lượng lớn mà giá cả phù hợp nhất. Nếu ít vốn, trong vài lần nhập hàng đầu tiên, bạn chỉ nên nhập những mặt hàng thuốc thiết yếu.

    5. Phần mềm quản lí

  Với số lượng các mặt hàng thuốc tương đối nh
iều, làm cách nào để bạn có thể quản lí hiệu quả đây? Khó mà bạn nắm rõ được hiện tại trong kho còn bao nhiêu thuốc, thuộc những lô nào, hạn sử dụng của từng loại là bao nhiêu?
Rất nhiều vấn đề đặt ra xung quanh việc quản lí và đòi hỏi người quản lí phải nắm bắt được tình hình thực tế của nhà thuốc để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí cho cửa hàng. Điều này có thể đang là trở ngại lớn đối với nhiều bạn trẻ?

trungnguyenpharmacist

Các bạn có thể tham khảo tiếp phần 2 tại đây!
http://dstrungnguyen.blogspot.com/2016/09/sinh-vien-duoc-ra-truong-co-nen-mo-nha_35.html


0 nhận xét:

Đăng nhận xét